Măng tây chứa ít hàm lượng calo và chất béo, giàu chất sắt, xơ và các loại vitamin; tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Măng tây là một loại rau cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, có thể ăn tươi như rau sống, hoặc hấp/luộc/trụn sơ 2-4 phút với nước sôi + một ít muối + 1 ít giấm(để vẫn giữ được độ giòn và màu xanh),tẩm bơ/sữa tươi/rượu mùi, rồi hấp/luộc/chiên/xào/nấu/nướng với dầu hào/dầu mè/dầu olive và các loại tôm, cua, thịt, cá; làm lẩu, nấu canh, làm gỏi, dưa chua, kim chi, làm nhân bánh, yaourt, nước ép, xay sinh tố với bơ đậu phộng + sữa,… đều rất ngon và rất bổ dưỡng.
Do chứa rất nhiều một hợp chất flavonoid có tên là rutin nên ăn măng tây còn giúp cơ thể kháng lại sự viêm đồng thời giúp cơ thể cải thiện tuần hoàn máu. Măng tây còn giúp “gia cố” các mạch máu và mao mạch, vì vậy rất hữu ích cho những người (đặc biệt là phụ nữ) bỗng dưng... chân nổi “dây thừng”.
1. Điều hòa đường huyết
1. Điều hòa đường huyết
Măng tây giàu vitamin B, là một trong những thực phẩm hữu hiệu nhất trong việc điều hòa đường huyết của cơ thể.
2. Tăng cường hệ miễn dịch
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, măng tây xanh có nhiều tác dụng hơn măng tây trắng. Măng tây xanh chứa hàm lượng kali, khoáng chất cao hơn, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
3. Chữa lành vùng da bị tổn thương
Măng tây là một trong những thực phẩm giàu vitamin A nhất. Đây là loại vitamin quan trọng cho làn da khỏe, có tác dụng chữa lành vùng da bị tổn thương và giúp chống lại quá trình lão hóa da.
4. Tốt cho hệ tiêu hóa
Măng tây là thực phẩm vô cùng tốt cho hệ tiêu hóa bởi nó chứa hàm lượng vitamin C và chất xơ cao cũng như hàm lượng protein. Đây là thực phẩm rất tốt cho các vận động viên.
5. Chống ung thư
Măng tây chứa thành phần quan trọng là inulin. Loại carb này sẽ không được tiêu hóa cho đến khi nó đi vào ruột già và làm sạch đường ruột, qua đó, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết.
Măng tây luộc
Măng tây có thể để xay ra để nấu cháo hay nấu bột
Măng tây xào
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét