Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

2 tháng có vườn rau xanh mướt cho người mới làm vườn

Chị Thơm mới bắt tay vào trồng rau nhưng đã học được nhiều mẹo hay và có các bước chuẩn bị quy củ.
Sau khi lấy chồng, chị Thơm (Mỹ Đình, Hà Nội) quyết định tự trồng rau cho bữa ăn của gia đình trên phần sân thượng tầng 5. Trước đây, khi còn là sinh viên đi ở trọ, chị cũng trồng rau muống ở miếng đất cạnh nơi ở nhưng chủ yếu là cấy rau, tưới nước, không chăm sóc nhiều.
Lần đầu trồng rau trong thùng xốp nhưng chị đã có được vườn rau cải, mồng tơi xanh tốt sau 2 tháng. Chị tham gia vào các diễn đàn trồng rau, học tập mọi người để có khởi đầu hiệu quả nhất.

Những hộp rau đầy ắp của nhà chị Thơm.

Chị Thơm khuyên, những người mới bắt đầu trồng rau như chị nên lựa các loại đơn giản, ít sâu bệnh, không sợ chuột ăn như rau cải, mồng tơi... Chị chia sẻ các kinh nghiệm của mình:
1. Chuẩn bị thùng xốp, đất trồng
- Thùng xốp: Để tận dụng diện tích sân, chị làm dàn hai tầng để đặt các thùng xốp. Do sân thượng có mái che nên chị đặt dàn cây sát bên ngoài để nhận được nhiều nắng nhất có thể. Thùng xốp mua với giá khoảng 10.000 đồng một thùng.
- Đất trồng: Gồm đất phù sa (50.000 đồng một bao 40 kg), xỉ than đập nhỏ, phân trùn quế (6.000 đồng một kg). Trải một lớp xỉ than đập nhỏ dưới đáy hộp để cây dễ thoát nước. Trộn đất phù sa với xỉ than để đất được tơi thoáng, thêm một ít phân trùn quế.

Hệ thống dàn đặt thùng xốp quy củ giúp sân thượng gọn gàng, sạch sẽ.

2. Gieo hạt, giâm cành
- Với việc gieo hạt (cải, rau muống): Để hạt nảy mầm nhanh, bạn ngâm hạt trước 3 tiếng, ủ trong vải khoảng 1 ngày để hạt nảy mầm. Gieo hạt xuống đất, rắc một lớp đất mỏng lên. Với rau cải, khoảng 6 ngày sẽ trổ những lá non đầu tiên. Khi cây được 4-5 lá, rắc một lớp mỏng phân trùn quế lên.
- Với cây giâm cành (rau muống, mồng tơi): Bạn chọn các cành khỏe, còn lá, cắm thưa cách nhau, một hộp xốp nên có 6-8 cành.
3. Tỉa bớt cây
Các cây mầm mọc chen chúc trên một diện tích hẹp nên sẽ khó phát triển. Bạn tỉa dần bớt các cây mầm để ăn, giữ lại các cây khỏe với khoảng cách hợp lý giữa các cây. Một hộp xốp nên có 4-6 cây là vừa.

Nhà chị đang trồng thêm dưa chuột, rau xà lách.

4. Chăm sóc
Hàng ngày, chị tưới cây 2 lần vào sáng sớm và buổi tối, nhặt bỏ các lá héo. Do đất sạch và trồng lần đầu nên vườn nhà chị rất ít sâu bệnh.
Sau khoảng 1,5-2 tháng, bạn sẽ có thể tỉa các lá cải để nấu canh, xào.
Trồng thành công được vụ rau đầu tiên, chị Thơm đang thử nghiệm trồng dưa chuột (đã có hoa) và xà lách. Vườn rau xanh tốt nhưng gia đình chị gặp vấn đề với chuột và chim tấn công những loại rau quả ngọt như su su. Bởi vậy, chị cũng dự định làm lưới chống chim.
Hồng Liên/ http://giadinh.vnexpress.net/

Tư vấn vườn rau sạch tại nhà:
CÔNG TY TNHH AN NHIÊN HÀ NỘI
Trụ sở: Số 123, đường Ỷ Lan, Đặng Xá, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội
VPGD1: Trung tâm Nông Nghiệp Hữu Cơ, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
VPGD2: Số 46 ngõ 139 Lê Thanh Nghị, P. Đồng Tâm, Q. Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0988 751 634
Email: trongrautainha.vn@gmail.com

Cách trồng dưa lưới, dưa lê sai quả trong thùng xốp

Cách trồng dưa lưới

Vào mùa hè, những trái dưa ngọt mát là món khoái khẩu của nhiều gia đình.
1. Chuẩn bị để trồng dưa lưới tại nhà 

 Hãy thử áp dụng ngay cách trồng dưa lưới dưới đây để có thực phẩm sạch ngọt mát trong hè này nhé!
Đất trồng
Đất trồng dưa phải tơi xốp. Gia đình có thể dùng đất thịt trộn trấu hay đất cát đều được.
Thùng xốp
Với những thùng xốp có dung tích 40 lít thì trồng khoảng 1 - 2 cây dưa. Dưa ưa nước nên chỉ nên đục ít lỗ trên thùng xốp để giữ nước cho cây phát triển mà không trôi hết phân bón.
Ánh sáng
Dưa lưới ưa sáng nên gia đình nên trồng ngoài ban công, trên sân thượng đón nhiều nắng cả ngày. Nếu ban công nhà quá hẹp, khuất bóng thì không nên trồng vì trái dưa không lớn nổi.
Dung dịch thủy canh
Thông thường, nếu gia đình muốn trồng những loại dưa trái lớn như dưa hấu, dưa vàng, dưa lưới,...thì nên tưới bằng dung dịch thủy canh hoặc phải bón thêm nhiều phân NPK mới đủ dinh dưỡng cho cây để ra hoa, ra trái. Nếu chỉ tưới cây bằng nước không thì cây khó đậu quả, nếu có thì cũng còi cọc và khi ăn vị rất nhạt.
2 Cách trồng dưa lưới tại nhà
Gieo hạt

Khi ươm, gieo hạt vào bầu rồi tưới đẫm nước và để ở chỗ râm mát.
Khi ươm, gieo hạt vào bầu rồi tưới đẫm nước và để ở chỗ râm mát. Sau 1-2 ngày, hạt sẽ tự nảy mầm. Trong giai đoạn này, bạn không nên tưới nhiều sẽ khiến úng hạt không nảy mầm. Đất ươm hạt thường trộn thên phân trùn hoặc phân chuồng mục để bổ sung thêm dinh dưỡng cho hạt nhanh nảy mầm. Sau vài ngày thấy cây ra lá thật thì mới đem trồng vào thùng lớn.
Chăm sóc
Tưới dung dịch thủy canh: Trong thời kì cây con, bạn không cần tưới nhiều dung dịch thủy canh. Chờ khi cây ra 3-4 lá thì mới pha dung dịch tưới từ 0.5 - 0.8 lít/ngày cho cây. 
Làm giàn: Công đoạn làm giàn bắt đầu khi cây ra 4-5 lá. Thay vì đóng cọc, gia đình có thể lấy dây ni-long buộc nhẹ vào giàn lưới.
Cắt tỉa lá và bấm ngọn: Kể từ khi cây có 2 lá thật, cây sẽ ra nách lá đều đặn. Bạn cần ngắt hết đến khi nào ra đén lá thứ 8 hoặc 10 thì để nhánh đó lại. Khi đó, nách lá đầu tiên của nhánh đó sẽ ra hoa cái. Khi nhánh mọc dài ra, ta bấm ngọn của nhánh đó chỉ để lại 1 hoa cái và 1 lá cạnh bông cái.

 Kể từ khi cây có 2 lá thật, cây sẽ ra nách lá đều đặn. Bạn cần ngắt hết đến khi nào ra đén lá thứ 8 hoặc 10 thì để nhánh đó lại.
Thụ phấn: Khi thấy đầu hoa cái chuyển vàng là hoa sắp nở. Thời gian này, bạn nên thụ phấn nhân tạo cho hoa vào lúc 6-8h sáng để đạt được tỉ lệ đậu cao nhất.
Ngắt bỏ bớt hoa: Sau 2-3 ngày, nếu thấy hoa cái bắt đầu phình ra là quả đã đậu. Nếu có quá nhiều hoa đậu quả thì có thể ngắt bỏ bớt chỉ để cây ra 2-3 quả để tập trung nuôi cho tốt. Thông thường, dưa hấu, dưa lưới để lại 2 quả trên cây còn dưa lê được 3-4 quả/cây.
Ngắt bớt ngọn: Khi cây lớn được 22-25 lá thì bạn ngắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả .
Treo quả:  Quả to dần đồng nghĩa với trọng lượng tăng dần. Lúc này, bạn phải dùng dây treo cây lên dể tránh sức nặng của quả kéo cây gẫy. 
3. Thu hoạch dưa

Tính từ ngày quả bắt đầu phình ra đến ngày chín khoảng 1 tháng.
Tính từ ngày quả bắt đầu phình ra đến ngày chín khoảng 1 tháng. Quả dưa lưới khi chín phải có màu trắng ngà hay màu vàng, gân lưới xuất hiện rõ hơn và có mùi thơm, nếu quả còn mầu xanh thì là dưa đang còn non, và lúc này hái quả sẽ nhạt và có vị đắng. Hái dưa xong bạn để nơi thoáng mát trong nhà thêm một hai ngày nữa khi ăn dưa sẽ ngọt và ngon hơn.
Cách trồng dưa lê 

Dưa lê là thực phẩm tốt cho mùa hè - một loại quả rất ngọt và thanh mát.
1. Thời vụ trồng dưa lê
Dưa lê có thể trồng từ tháng 1 - 9 âm lịch, nhưng thích hợp nhất là từ tháng 2 - 3 âm và từ tháng 8 - 9 âm lịch. Trồng sớm gặp thời tiết lạnh, trời âm u ánh sáng yếu cây phát triển chậm dễ bị sâu bệnh phá hoại.  

Dưa lê có thể trồng từ tháng 1 - 9 âm lịch, nhưng thích hợp nhất là từ tháng 2 - 3 âm và từ tháng 8 - 9 âm lịch.
Giai đoạn từ tháng 5 -7 dưa dễ gặp mưa, nắng nóng ảnh hưởng đến phát triển và quá trình ra hoa kết quả. Tuy nhiên, trồng dưa lê vào chậu và để ban công sẽ tránh được nhiều ảnh hưởng từ thời tiết.
2. Đất trồng dưa lê
Trồng dưa lê cần đất tơi xốp thoát nước, nên bạn dùng loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa, đất trộn trấu là thích hợp nhất vì loại đất này vừa thoát nước vừa giữ được nhiệt độ của đất điều hoà, thúc đẩy quá trình phát triển của dưa lê, làm cho dưa lê mau có quả, cho quả có màu sắc hương vị ngon nhất.
3 Chậu trồng

Bạn chọn chậu kích thước đường kính > 60cm, sâu > 40cm, mỗi chậu trồng 1-2 cây là phù hợp. Nếu trồng thùng xốp to thì có thể trồng 2-3 cây/thùng. Lưu ý, phải đục những lỗ thủng nhỏ đáy thùng để thoát nước, tránh dưa bị thối rễ.
4. Gieo hạt  
Ươm hạt dưa lê rất đơn giản, bạn chỉ cần cho hạt vào bầu, đầu nhọn xuống dưới, tưới đẫm nước để vào chỗ mát 1-2 hôm nảy mầm, không cần tưới nhiều hạt sẽ úng không nảy mầm được. Đất ươm hạt nên dùng đất trộn phân trùn hoặc phân chuồng để có đủ dinh dưỡng cho cây con khỏe mạnh. Khi cây có lá thật thì mang trồng vào thùng, chậu.
5. Bón phân cho dưa lê
Khi cây có 4-5 lá và giai đoạn quả to sắp thu hoạch bạn bón thêm kali, đạm. Để tăng khả năng kháng bệnh có thể phun phân bón kháng sinh Alpha Green định kỳ 5 ngày 1 lần trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
6 Chăm sóc dưa lê

Tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho đất, nhưng phải luôn giữ cho đất thông thoáng thoát nước.  
Tưới nước: Tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho đất, nhưng phải luôn giữ cho đất thông thoáng thoát nước.  
Ngắt ngọn: Đặc điểm của dưa lê là cây cho cả hoa đực và hoa cái như tất cả các cây trong họ bầu bí. Tuy nhiên ở hoa cái của dưa lê vẫn tồn tại cả nhị đực do đó cây rất dễ thụ phấn và đậu quả. Cây dưa lê cho hoa ở ngay nách lá đầu tiên của cành nhánh nên muốn dưa lê sai quả, cần ngắt ngọn dưa thường xuyên hai ngày một lần khi cây dưa đủ 6 – 8 lá. Việc ngắt ngọn thường xuyên sẽ giúp cây phát triển dây, cho quả sai, đẹp.  
7. Thu hoạch

Từ lúc gieo hạt tới lúc thu hoạch khoảng 90 - 100 ngày.
Từ lúc gieo hạt tới lúc thu hoạch khoảng 90 - 100 ngày. Từ lúc hoa cái tàn tới lúc quả chín khoảng 30 - 40 ngày. Quả dưa lê khi chín phải có màu trắng ngà và có mùi thơm, nếu quả còn mầu xanh thì là dưa đang còn non, và lúc này hái quả sẽ nhạt và có vị đắng. Hái dưa xong bạn để nơi thoáng mát trong nhà thêm một hai ngày nữa khi ăn dưa sẽ ngọt và ngon hơn.
Lưu ý khi trồng dưa lê
Đất trồng cần luôn luôn ẩm nhưng phải thật thoát nước. Dưa lê nếu gặp gió thân sẽ cuốn vào nhau, lật lá nên nếu làm giàn cần phải dùng dây buộc thân vào giàn. Dưa lê khi chín có mùi thơm ngào ngạt hấp dẫn chuột, kiến, giun dế... đến phá nên cần có biện pháp phòng chống ngay từ khi quả còn xanh. Dưa lê cũng như tất cả các giống dưa khác đều yêu cầu ánh sáng lớn, nếu ban công nhà bạn bị che lấp ánh sáng thì bạn không nên trồng dưa lê.
Anh Thơ/Theo Khỏe & Đẹp
Mọi mắc mắc xin vui lòng liên hệ: 
Hotline: 0988 751 634
Email: trongrautainha.vn@gmail.com

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Bán hạt giống hành lá gốc tím tại Hà Nội

ĐẶC TÍNH:
- Lá màu xanh đậm, củ màu tím nhỏ vừa, sinh trưởng tốt.
- Chống chịu được với nhiệt độ lạnh, có thể trồng quanh năm.
- Thu hoạch: 90-100 ngày sau gieo.
 
Trong hành lá gốc tím có chất Alicine có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh nhưng lại dễ mất tác dụng khi nấu. Vì vậy, hành nên là thứ gia vị cuối cùng được cho vào món ăn, hành ta tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng trong nó nhiều bí mật mà không phải bà nội trợ nào cũng biết về nó:
Hành chứa một lượng đáng kể calci, phosphor và kali, carotene và chất sắt, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng không phải điều quý nhất của nó.
Hành chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh như acid malic, phytin và alylsulfid, tinh dầu, đặc biệt là chất kháng sinh alicine hòa tan trong nước. Alicine giúp diệt khuẩn rất mạnh đối với một số bệnh như thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn, bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, nó lại dễ mất tác dụng bởi nhiệt, kiềm. Vì vậy, trong khi nấu ăn, hành là gia vị cho vào cuối cùng để tránh mất chất alicine.
Hành cũng chứa chất kháng khuẩn Fitoncidi. Khi có dịch bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, nên ăn hành sống để dự phòng.
Do chứa nhiều chất kháng sinh nên tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng thoa bên ngoài chữa mụn nhọt mưng mủ. Vì hành có thể kích thích được tuyến mồ hôi nên còn được sử dụng như một thức ăn giải độc. Người ta vẫn nấu cháo hành để chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu ăn cháo hành nóng, chữa đau lưng, kiết lỵ.
Ngoài ra, hành còn có tác dụng hạ thấp mỡ trong máu, có hiệu quả trị liệu nhất định đối với bệnh tim mạch. Nước ép hành rất tốt cho việc điều trị bệnh thiếu máu. Hợp chất lưu huỳnh có trong gia vị này giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Tác dụng của hành lá
1. Hành lá giúp xương chắc khoẻ
Bạn có biết 12 gm hành lá có chứa 20 microgram vitamin K và 1,6 mg vitamin C. Cả hai loại vitamin này đều rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương chắc khoẻ.
Đặc biệt là với chị em phụ nữ dễ hay đã bị nguy cơ loãng xương thì việc sử dụng hành lá thường xuyên có thể giảm thiểu hay ngăn ngừa có hiệu quả căn bệnh này.
2. Hành lá giúp điều hòa lượng đường trong máu
Hành lá là một kho tàng của allyl propyl và crom. Trong khi allyl propyl giúp làm giảm lượng đường trong máu, thì crôm có tác dụng điều chỉnh lượng đường và hạ thấp mức insulin trong máu.
Đó cũng là lý do khiến cho hành lá được xếp vào nhóm những thực phẩm tốt nhất giúp điều hòa nồng độ đường trong máu. Và tất nhiên, nó cũng được coi là thực phẩm đáng “kết thân” với những bệnh nhân tiểu đường.
3. Hành lá tốt cho tim mạch
Hành lá là một thực phẩm thân thiện với trái tim. Sự hiện diện của Crom, vitamin B6 và lưu huỳnh giúp giữ trái tim của bạn khỏe mạnh. Crom không chỉ làm giảm lượng triglyceride và cholesterol xấu mà còn làm tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, do đó bảo vệ trái tim của bạn khỏi những căn bệnh tiềm ẩn.
Những người mắc bệnh liên quan tới huyết áp cũng giúp cải thiện bệnh đáng kể khi ăn hành lá thường xuyên do sự hiện diện của kali. Nhờ sự ổn định của cả cholesterol và huyết áp, những rủi ro liên quan với nhồi máu cơ tim và đột quỵ cũng giảm đáng kể.
4. Hành lá giúp ngăn ngừa ung thư
Khi ăn hành lá thường xuyên, bạn cũng làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư cho chính mình. Điều này là do sự hiện diện của flavonoid trong hành lá.
Quercitin là một flavonoid trong hành lá có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong ruột kết, do đó làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, chất Kaempferol, một loại flavonoid khác trong hành lá cũng có tác dụng tích cực cho phụ nữ, làm giảm rủi ro liên quan với ung thư buồng trứng ít nhất là 40 %.
5. Hành lá có tác dụng chống viêm nhiễm
Hành lá đóng vai trò “cứu trợ” hữu hiệu khi trong cơ thể đang có tình trạng viêm. Điều này là do rau ngăn chặn enzyme gây viêm trong cơ thể.
Do đó, khi bị mắc các bệnh liên quan đến chứng viêm nhiễm thì bạn được khuyên là nên ăn nhiều hành lá để có được lợi ích chống viêm hiệu quả.
6. Hành lá giúp tăng cường miễn dịch
Hành lá là một nguồn phytochemical phong phú. Chất này giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch rất tốt, đồng thời giúp loại bỏ các enzyme tạo ra các gốc tự do trong cơ thể con người. Nhờ vậy, giúp giảm thiểu đáng kể thiệt hại do các mô tế bào và DNA.
7. Hành lá giúp tăng cường thị lực
Sự vắng mặt hoặc thiếu vitamin A có thể tạo ra một số loại rối loạn tầm nhìn bao gồm cả bệnh quáng gà. Một thân cây hành xanh có chứa 24 microgram vitamin A có thể chuyển đổi thành retinol và bảo tồn sức khỏe mắt của bạn.
Do đó hành lá là một nguồn dinh dưỡng và vitamin tự nhiên, quan trọng chịu trách nhiệm về các hoạt động lành mạnh của mắt, trái tim và cơ thể nói chung. Thân và củ hành đều ăn được. Chúng có thể được ăn sống hoặc trộn lẫn trong salad, gỏi, nộm hoặc nước sốt. Không phụ thuộc vào cách tiêu thụ, có rất nhiều lợi ích sức khỏe của hành lá mà bạn không nên bỏ lỡ nguyên liệu này trong thực đơn của gia đình.
8. Trị đầy hơi cho trẻ
Nướng một củ hành hoặc tỏi bỏ vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé bị đầy bụng (không đặt trực tiếp hành, tỏi lên da bé vì có thể gây bỏng). Một lát bé sẽ xì hơi được và đỡ đầy bụng. Với bé lớn hơn, có thể phi thơm một lát tỏi và nêm vào cháo cho bé.

Xem chi tiết kỹ thuật trồng hành lá gốc tím: tại đây
KHÁCH HÀNG CÓ NHU CẦU MUA HẠT GIỐNG XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:
ĐT: 0988 751 634
EMAIL: trongrautainha.vn@gmail.com
WEB: http://trongrautainha.vn/

Cung cấp hạt giống mùi tàu (ngò gai) tại Hà Nội

        Ngò gai là một trong những loại rau gia vị quen thuộc thường được dùng để ăn sống, hoặc chế biến với những loại thực phẩm khác nhằm kích thích ăn ngon miệng, vì mùi thơm nhẹ nhàng của chúng. Ngoài ra trong nồi canh chua nấu cá, có lá ngò gai sẽ làm mất mùi tanh, giúp món ăn có hương vị hấp dẫn hơn.
         Ngò gai thuộc loại cây thân thảo mọc thẳng đứng, lưỡng niên. Rễ hình thoi; thân có khía, cao 20-40 cm, toàn cây có mùi khá hăng. Lá mọc tại gốc, hình mũi mác thuôn dài, nhẵn, lớn cỡ 10-20 cm x 2-3.5 cm. Lá không có cuống, mép khía với nhiều răng cưa có gai. Lá trên thân, càng lên càng nhỏ dần, có nhiều răng cưa hơn và gai sắc hơn. Hoa mọc thành cụm rẽ làm ba, rồi chia thành xim. Hoa không cuống, cánh hoa màu trắng-xanh. Trái nhỏ cỡ 2 mm, dẹt.

          Theo y học cổ truyền, ngò gai có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, có tác dụng thông khí, khử thấp nhiệt, thanh độc, kích thích tiêu hóa, kiệm tỳ.
Cây chứa 0,02 – 0,04% tinh dầu bay hơi, rễ chứa saponin… nên ngò gai thường có mặt trong các bài thuốc trị cảm mạo, đau tức ngực, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột đi kiết.

Ngò gai là gia vị không thể thiếu của nhiều món ăn

KỸ THUẬT TRỒNG NGÒ GAI TRONG THÙNG XỐP, KHAY NHỰA TẠI NHÀ:
Bước 1:Chuẩn bị đất
-Trồng trong chậu: trộn 50 dm khối đất và phân bò theo tỉ lệ 7/3 và 20 gr phân lân, 20-30gr phân vi sinhvào mỗi chậu
Bước 2: Chọn hạt giống
– Chọn hạt giống có chất lượng tốt. Pha nước ấm ngâm hạt giống theo tỉ lệ 2 nước sôi + 3 nước lạnh ( khoảng 40 – 50 độ C ), để vào chỗ tối.  Hạt giống phải được ngâm ủ đến khi nứt nanh
Bước 3: Gieo hạt
-Cho vào khay 1 lớp đất 5cm, dùng tay vò nát những cục lợn cợn trong giá thể, tạo bề mặt bằng phẳng, tưới nước cho ướt đều giá thể
-Gieo hạt giống đã ngâm ủ
-Sau khi gieo, tưới phun sương nhẹ và rải 1 lớp giá thể đủ che lấp hạt giống, tưới nước ướt đều giá thể
-Ngày tưới 2 lần, khoảng 1 tuần sau hạt nảy mầm
Bước 4: Cấy cây con
-Sau khi gieo hạt khoảng 12-15 ngày, cây con có khoảng 4 lá, có thể đem trồng (nên cấy vào lúc chiều mát)
Bước 5: Thu hoạch:
-Sau trồng 40-45 ngày là có thể thu hoạch
– Cắt sát gốc hoặc nhổ.


THÔNG TIN LIÊN HỆ



HẠT GIỐNG RAU - HẠT GIỐNG HOA
TƯ VẤN TRỒNG RAU TẠI NHÀ
TRỒNG RAU BAN CÔNG - TRỒNG RAU SÂN THƯỢNG
TRỒNG RAU SẠCH THỦY CANH
Địa chỉ:Số 46 ngõ 139 Lê Thanh Nghị, P. Đồng Tâm, Q. Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội
ĐT: Điện thoại: +84 988 751 634

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Bán hạt giống bí ngô mật tại Hà Nội

Trong số các loại quả, bí ngô là nhà vô địch về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ. Axit ascorbin có trong bí đỏ giúp tránh cảm, vitamin nhóm B giúp đấu tranh với mệt mỏi, cáu giận và mất ngủ, củng cố tóc và móng chân, tay.


Vitamin A trong bí ngô giúp cải thiện thị giác. Ruột và hạt bí ngô có chứa nhiều vitamin E - một loại antioxidant tự nhiên giúp củng cố hệ miễm nhiễm, ngăn ngừa sự xuất hiện những nếp nhăn sớm, bảo vệ da khỏi lão hóa và cải thiện chức năng hệ tim mạch.
Còn 2 loại vitamin khác trong bí đỏ là vitamin K và T. Đây là những loại vitamin hiếm, có rất ít trong các thực phẩm. Vitamin K cần thiết để tổng hợp protein của máu và mô xương. Vitamin T giúp làm đông máu và tạo các tế bào máu. Nhờ đó vitamin T rất quan trọng trong việc ngăn ngừa một số dạng thiếu máu.
Vitamin T cũng giúp cho quá trình tăng trao đổi chất trong cơ thể. Nhờ hàm lượng cao loại vitamin T hiếm hoi này trong bí đỏ nên nó được coi là chất độn tốt nhất cho các món ăn từ thịt bò, heo và các món có nhiều mỡ khác, bởi vì vitamin T giúp tiêu hóa các thức ăn khó tiêu và ngăn ngừa béo phì. Chính do tính chất này nên những người muốn giảm cân rất thích bí đỏ.
Công dụng tiêu biểu của bí ngô
  • Tốt cho xương và mắt
  • Giúp giảm cân
  • Có lợi cho tim mạch
  • Tốt cho sự phát triển của não bộ
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể
  • Phòng ngừa tiểu đường
  • Tẩy giun
  • Ngăn ngừa ung thư.

Canh bí ngô nấu lạc


Bí ngô xào tỏi

Kỹ thuật trồng hạt giống Bí ngô mật trong chậu nhựa, thùng xốp tại ban công sân thượng:
Bước 1. Chuẩn bị vật tư                     
- Thùng xốp, chậu nhựa thông minh.
- Đất sạch dinh dưỡng: đất mùn dừa chuyên trồng rau.
- Hạt giống Bí ngô mật.                  
- Bình tưới nước.
Bước 2.Chuẩn bị giá thể hữu cơ.
- Đổ đất mùn dừa chuyên trồng rau vào khay hoặc chậu nhựa thông minh cách miệng chậu 2cm.
Bước 3. Trồng cây con hoặc gieo hạt.
- Gieo hạt: Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) trong 3-4 giờ, sau đó vớt ra chà hết nhớt, trải hạt đều lên khăn ẩm, cuốn lại sau đó cho vào túi nilon đặt nơi thoáng mát trong 24 – 36 giờ, khi hạt nứt nanh đều thì đem gieo. Sau khi gieo hạt xong lấp một lớp đất mỏng khoảng 1cm.
Bước 4: Chăm sóc và thu hoạch.
-  Tưới nước cho cây: dùng bình tưới tưới nước cho cây 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều mát. Với những gia đình có điều kiện thì có thể sử dụng hệ thống tưới thông minh như tưới nhỏ giọt.
+Lượng nước cần gia tăng khi bí mang trái.
- Chăm sóc cây rau.
+ Khi cây được 5-6 lá cần cắm giàn cho cây leo, cần để dây ở thế tự nhiên, không lật úp hay xoắn dây. Nên làm giàn bằng để cây bí đủ diện tích bò, dùng các cây họ tre làm giàn. Giàn cao 1,8-2m.
- Thu hoạch.
+ Thu hoạch bí ngô  sau 65 - 70 ngày trồng, nếu ăn ngay có thể thu trái non (khoảng 30 ngày sau khi đậu trái), trái thu non hái được nhiều trái và dây lâu tàn. Nếu để dự trữ lâu nên thu khi trái thật già vỏ cứng có màu vàng, có lớp sừng, có phấn, cuống vàng và cứng, dùng dao cắt cả cuống đem về bôi vôi vào mặt cắt giữ nơi thoáng mát. Sau mỗi lần thu hoạch nên bổ sung thêm phân hữu cơ DYNAMIC, phân bò, phân gà, phân trùn quế.
+ Để trồng rau mới dùng xẻng xới đất tơi và phơi 2 – 3 nắng, bổ sung hỗn hợp phân (phân hữu cơ, phân bò, phân gà, phân hữu cơ DYNAMIC) và đất vào thùng cách miệng 2cm.


THÔNG TIN LIÊN HỆ



HẠT GIỐNG RAU - HẠT GIỐNG HOA
TƯ VẤN TRỒNG RAU TẠI NHÀ
TRỒNG RAU BAN CÔNG - TRỒNG RAU SÂN THƯỢNG
TRỒNG RAU SẠCH THỦY CANH
Địa chỉ: 123 Ỷ Lan, Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội
VPGD 1: Trung tâm nông nghiệp hữu cơ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
VPGD 2: Số 46 ngõ 139 Lê Thanh Nghị, P. Đồng Tâm, Q. Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội
ĐT: Điện thoại: +84 988 751 634