Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Bấ hạt giống củ cải lai F1 tại Hà Nội

Củ cải đỏ (củ cải đường) không chỉ cung cấp cho bạn nhiều vitamin mà còn giúp giải độc tố một cách hiệu quả.
  • Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất: củ cải đỏ chứa rất nhiều vitamin C và chất sắt là những chất thiết yếu cho sự phát triển đặc biệt đối với trẻ em. Một điều thú vị tự nhiên ban tặng cho củ cải đó là chính vitamin C có trong củ cải đỏ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ chất sắt có trong nó (một chất khá khó hấp thụ). Trong nhiều nghiên cứu đã tìm ra rằng củ cải đỏ chứa nhiều sắt hơn trong cải bó xôi. Ngoài ra củ cải đỏ còn chứa axít folic, phốt pho, magiê và B6
  • Giúp gan khỏe mạnh: sắc tố màu beta cyanin trong củ cải đỏ có thể giúp gan giải độc, tạo hiệu ứng dây chuyền đến mạch máu bằng việc loại bỏ các độc tố trong gan và chống sự hình thành các lớp mỡ.
  • Chống đột quỵ và ngừa bệnh đau tim: nước củ cải đỏ đã được chứng minh là giúp giảm cao huyết áp.
  • Củ cải đỏ giúp bạn tươi trẻ hơn: củ cải đỏ chứa hợp chất betaine giúp thúc đẩy sự sản sinh ra chất serotonin (chất tạo hưng phấn) tự nhiên cho cơ thể. Theo nghĩa đen, ăn củ cải đỏ (tươi) khiến tâm trạng bạn sảng khoái, dễ tươi cười. Chất betaine cũng rất hữu ích cho sức khỏe tim mạch.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: tuyệt vời hơn, các vitamin và chất dinh dưỡng trong củ cải đỏ đã được chứng minh giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng. Dưỡng chất trong loại củ này giúp kích thích sự ôxy hóa của các tế bào và kích thích sự sản sinh ra những tế bào máu mới. Với những người bị thiếu máu, củ cải đỏ là một trong những thực phẩm nên được ưu tiên
  • Củ cải đỏ có tác dụng trong việc điều trị ung thư: các bác sĩ tin rằng nước ép củ cải đỏ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Ăn củ cải đỏ được coi là cách giảm cholesterol rất hiệu quả. Từ đó nó có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, tác dụng ức chế của rễ củ cải có tác dụng ức chế đáng kể các khối u, phòng chống ung thư tương tự như trong trái nam việt quất, da củ hành đỏ và ớt chuông.
Các món ăn chế biến từ củ cải đỏ:
- Tôm nõn xào củ cải đỏ
- Salad củ cải đỏ
- Súp củ cải đỏ
Và củ cải đỏ có thể nấu được rất nhiều món ăn ngon và đẹp mắt. Cũng có thể được cắt tỉa để trang trí các món ăn thêm hấp dẫn...
Sau đây trongrautainha.vn sẽ hướng dẫn kỹ thuật trồng củ cải trắng trong khay, chậu qua các bước cơ bản sau:
1. Chuẩn bị
- Khay, chậu nhựa hoặc khay xộp thoát nước tốt.
- Đất dinh dưỡng, tơi xốp.
- Hạt giống củ cải đỏ
- Dụng cụ làm vườn: bình tưới nước, xẻng xới…

2. Chuẩn bị đất và gieo hạt

Cây cải củ đỏ cho phần thu hoạch là củ, nên để đạt được năng suất cao cần tạo điều kiện để củ sinh trưởng tốt nhất. Chọn đất thịt nhẹ hoặc cát pha, tơi xốp, nhiều mùn (cây cải củ đỏ trồng tốt nhất trên đất phù sa nhiều mùn), cách ly khu vực có chất thải, cách xa đường quốc lộ ít nhất 100 m, không tồn dư hóa chất độc hại và kim loại nặng.

3. Chăm sóc

- Tưới nước: Cây cải củ đỏ ưa ẩm, nhưng không chịu được ngập úng. Do vậy, cần cung cấp lượng nước vừa đủ, tránh ngập úng và khô hạn sẽ làm củ nứt. Mỗi ngày tưới 1 lần bằng nước sạch, chỉ tưới lướt chứ không cần tưới đẫm nước.

- Vun xới: Cây cải củ đỏ có đặc điểm là khi hình thành củ, củ thường trồi lên mặt luống làm cho vỏ củ sần sùi, không sáng mã. Để cây cải củ có củ to, sáng mã cần phủ rơm rạ ngay từ sau khi gieo để giữ ẩm thường xuyên và tiến hành vun xới cho cây. Khi xới phải nhẹ, nông tay, không xới sát gốc cây làm đứt rễ, cây long gốc kém phát triển hoặc bị chết.

4. Phòng trừ sâu bệnh

Cây cải củ đỏ rất dễ bị rệp và bọ nhảy phá hại, cần phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời để không làm ảnh hưởng đến năng suất. Có thể sử dụng các loại bẫy bả sinh học và thuốc trừ sâu sinh học để phòng trừ.

5. Thu hoạch

Sau 25 – 35 ngày sẽ cho thu hoạch.

Trồng củ cải đỏ vừa đẹp nhà vừa nhanh cho thu hoạch! Các bạn cùng thử trồng nhé!

                                                                  THÔNG TIN LIÊN HỆ

HẠT GIỐNG RAU - HẠT GIỐNG HOA
TƯ VẤN TRỒNG RAU TẠI NHÀ
TRỒNG RAU BAN CÔNG - TRỒNG RAU SÂN THƯỢNG
TRỒNG RAU SẠCH THỦY CANH
Địa chỉ:123 Ỷ Lan, Đặng xá, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
VPGD 1: Trung tâm Nông Nghiệp Hữu cơ Việt Nam - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
 VPGD 2: Số 46 ngõ 139 Lê Thanh Nghị, P. Đồng Tâm, Q. Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội
ĐT: Điện thoại: +84 988 751 634
                                                  Email: trongrautainha.vn@gmail.com 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét