Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Lưới giàn dây leo, lưới nông nghiệp

Lưới giàn dây leo, lưới nông nghiệp


Thông tin chi tiết: 
-    Đường kính sợi lưới: 1mm, 2mm.
-    Kích thước ô lưới: 10x10 cm hoặc theo yêu cầu.
-    Quy cách lưới: 2mx3m
-    Màu sắc: xanh hoặc theo yêu cầu.
Công dụng: 
Lưới giàn dây leo được dùng để:
-    Định hướng phát triển cho dây leo. 
-    Nâng đỡ, giúp dây leo không bị đổ, nghiêng trong quá trình phát triển.


Có thể trồng được: Quanh Năm

KỸ THUẬT GIĂNG LƯỚI NÔNG NGHIỆP

 

Tùy theo tập quán , loại cây trồng mà có các kiểu giăng giàn khác nhau.
Tùy theo kiểu giàn bà con có thể dùng cây, tre hoặc tầm vong để làm khung sườn cho của giàn.
Liên kết khung sườn giàn lại với nhau bằng dây kẽm(dây chằng liên kết).Dây chằng liên kết dưới của giàn nên cách mặt liếp từ 0,15-0,2m.
Chiều cao tối thiểu của giàn 1,7m, khoảng cách giữa hai tim liếp 1,2-1,3m
1.KIỂU GIĂNG GIÀN ĐỨNG: 

 

Bước 1:
Tháo dây cột tay lưới, đưa dây luồn biên vào lỗ biên lưới đã được túm sẵn cho cả hai biên.
Bước 2:
Đưa lưới đã có dây luồn biên lên giàn, kéo căng tương đối, dây luồn biên áp sát dây chằng liên kết trên, dưới. Cột cố định vào cột giàn.
Bước 3:
Tìm dây làm dấu mép lưới, kéo trải lưới ra như động tác kéo màn cửa. Lưới phải được trải căng.
Bước 4:
Kéo căng dây luồn biên trên và dưới, sau đó cột cố định vào khung sườn của giàn.
Cột cố định dây luồn biên trên và dưới vào dây chằng liên kết giàn.Các mối cột cách nhau 0,5m.
Cột cố định mép lưới vào khung sườn của giàn, lưới phải được trải căng.

Kết thúc công đoạn giăng lưới làm giàn kiểu đứng.


2.KIỂU GIĂNG GIÀN CHỮ A: 
Bước 1:
Tháo dây cột tay lưới, đưa dây luồn biên vào lỗ biên lưới đã được túm sẵn cho cả hai biên.
Vắt tay lưới lên xà ngang bên trên khung sườn của giàn.
Hai đầu lỗ biên lưới đã được lườn dây thòng xuống phía dưới hai bên của giàn đều nhau.
Bước 2:
Kéo căng tương đối, co65tg cố định dây luồn biên vào khung sườn của giàn.
Bước 3:
Tìm dây làm dấu mép lưới, kéo trải lưới đều ra cả hai bên gần giống như động tác phơi chăn(mền) trên sào, lưới phải được trải căng.
Bước 4:
Kéo căng dây luồn biên, cột cố định vào giàn cho cả hai bên.
Cột cố định lưới vào xà ngang khung sườn của giàn.Các mối cột cách nhau 0,5m.
Cột cố định mép lưới đứng vào khung sườn của giàn, lưới phải đươc trải căng.

Kết thúc công đoạn giăng lưới kiểu giàn chữ A

 


3.KIỂU GIĂNG GIÀN PHỦ NÓC
 

Bước 1:
Việc gắn lưới các mặt đứng giống kiểu giàn chữ I
Bước 2:
Luồn dây vào lỗ biên lưới đã được túm sẵn cho cả hai biên, vắt tay lưới nằm gác lên các dây chằng liên kết trên của khung sườn của giàn.
Bước 3:
Kéo căng tương đối, cột cố dây luồn biên  vào dây chằng liên kết trên, đầu cột của khung sườn của giàn.
Bước 4:
Tìm dây làm dấu mép lưới, kéo lưới trải ra như trải bạt che nắng, lưới phải được trải căng.
 Bước 5:
Kéo căng dây luồn biên cột cố định vào dây chằng liên kết trên, đầu cột của khung sườn của giàn.
Cột cố định dây luồn biên vào dây chằng liên kết trên, các mối cột cách nhau 0,5m.
Cột cố định 2 mép lưới không có dây luồn biên vào dây chằng liên kết trên, lưới phải được trải căng.
Kết thúc công đoạn giăng lưới kiểu giàn phủ nóc.
 
HẠT GIỐNG RAU - HẠT GIỐNG HOA
TƯ VẤN TRỒNG RAU TẠI NHÀ
TRỒNG RAU BAN CÔNG - TRỒNG RAU SÂN THƯỢNG
TRỒNG RAU SẠCH THỦY CANH
Địa chỉ:123 Ỷ Lan, Đặng xá, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
VPGD 1: Trung tâm Nông Nghiệp Hữu cơ Việt Nam - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
 VPGD 2: Số 46 ngõ 139 Lê Thanh Nghị, P. Đồng Tâm, Q. Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội
ĐT: Điện thoại: +84 988 751 634
                                                  Email: trongrautainha.vn@gmail.com 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét